Nhà sàn Tây Nguyên

KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TÂY NGUYÊN – NÉT ĐẶC TRƯNG NGÔI NHÀ VIỆT 3

Khi nhắc tới Tây Nguyên, chắc hẳn mọi người đều sẽ liên tưởng tới nhà sàn của vùng đất này. Nét kiến trúc độc đáo và mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Tuy là kiến trúc mang vẻ đơn sơ, mộc mạc nhưng lại vô cùng đặc biệt. Hãy cùng Mộc VOI ĐI ỦNG tìm hiểu về đặc điểm đặc trưng của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Đọc thêm:

Cùng tìm hiểu về loại hình kiến trúc đặc biệt này

Cùng tìm hiểu về loại hình kiến trúc đặc biệt này

Đặc điểm chung của kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Nhà sàn ở Tây Nguyên thường được thiết kế và xây dựng bởi sự góp sức của gia chủ và toàn thể cộng đồng. Sử dụng chủ yếu từ những vật liệu tận dụng từ thiên nhiên. Những vật liệu thô sơ và quen thuộc với đồng bào như: lá tranh, cây lồ ô, tre nứa… 

Mỗi dân tộc sẽ có một đặc trưng thiết kế nhà ở và kiểu dáng riêng. Đặc biệt không sao chép hay làm theo ở bất kỳ nơi nào khác. Nhưng hầu hết đều làm bằng gỗ, vì vậy mùa hè mát mẻ và ấm áp khi bạn đóng cửa vào mùa đông. 

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên là niềm tự hào của dân tộc

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên là niềm tự hào của dân tộc

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên cũng là một trong những thiết kế tạo nên sự phong phú của loại hình nhà gỗ mà người Việt có thể tự hào trên khắp thế giới. Việc xây dựng nhà ở Tây Nguyên không sử dụng vật liệu thép hoặc các chất kết dính khác. Các phương tiện được sử dụng để xây dựng nhà ở cũng rất cơ bản, chỉ cần một cái cưa, một cái rìu và sự góp sức của cộng đồng.

Chức năng

Do điều kiện môi trường khắc nghiệt lắm mưa nhiều gió ở Tây Nguyên. Nhà sàn của đồng bào thường được tạo ra theo hướng Bắc – Nam để không đón gió và bị nắng chiều hắt vào.

Các chi tiết độc đáo trong kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Các chi tiết độc đáo trong kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Ngoài ra, các gian nhà thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng chung của đồng bào. Thêm vào đó, các lễ hội, họp bàn đều được tổ chức tại gian nhà sàn Tây Nguyên. Người dân cũng có thể sử dụng các gian để chứa lương thực, thực phẩm khô sau khi thu hoạch.

Vật liệu sử dụng

Hầu hết những ngôi nhà được xây dựng với sự chung tay góp sức của toàn thể cộng đồng anh chị em trong buôn làng. Vật liệu tạo nên nhà sàn đều là vật liệu tự nhiên đơn sơ như tre, nứa, tranh và dây mây… 

Tây Nguyên là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi nhóm dân tộc có thiết kế nhà sàn riêng biệt thể hiện văn hóa riêng của họ. Chính vì vậy, kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên đều tạo nên những ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, bởi đặc tính của gỗ rừng tự nhiên mang lại. 

Nhà được xây dựng nhờ sự góp sức của cộng đồng

Nhà được xây dựng nhờ sự góp sức của cộng đồng

Đặc biệt là khi thiết kế nhà sàn họ đã biết cách khéo léo tận dụng những đặc điểm của thiên nhiên để bảo vệ mình. Việc sử dụng gỗ làm nhà sàn là một trong những sáng tạo của đồng bào Tây Nguyên.

Điểm độc đáo trong kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên

Cầu thang của nhà sàn bên trái được chạm khắc mặt trăng khuyết và đôi bầu vú. Điều này tượng trưng cho sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Hình chạm khắc con rùa được đặt ở bên phải như biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu. 

Kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên còn là nơi thể hiện nghệ thuật tạo hình trên cột, xà với những tác phẩm điêu khắc chạm nổi. Vẽ nên những hình ảnh quen thuộc với cư dân vùng rừng núi như chim, voi, rùa, mặt trời… Những biểu tượng này là sự tôn thờ thiên nhiên với mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân nơi đây.

Ứng dụng vẻ đẹp miền núi vào thiết kế nhà ở

Đến đây, chắc hẳn bạn đã cảm nhận chân thực về kiến trúc độc đáo của nhà sàn Tây Nguyên. Bằng những bàn tay khéo léo kết hợp với các nguyên liệu mộc mạc đơn sơ trong tự nhiên. Nhà sàn của người dân vùng Tây Nguyên tạo nên những nét đẹp văn hóa riêng biệt của mình.

Ứng dụng vẻ đẹp miền núi vào nhà ở hiện đại

Ứng dụng vẻ đẹp miền núi vào nhà ở hiện đại

Việc sử dụng những nét đẹp độc đáo đến từ kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên sẽ không phải là việc khó khăn. Chắt lọc những điều tinh hoa và nổi bật nhất, biến hóa để phù hợp hơn với đời sống hiện đại. Tuy nhiên, cần phải có sự sáng tạo mang tính văn hóa, tránh làm mất đi vẻ đẹp mộc mạc vốn có của nó.

Những điểm đặc trưng thường được lựa chọn là vật liệu gỗ mộc, tre nứa, lồ ô. Các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc cũng được lựa chọn. Hoa văn họa tiết thổ cẩm, điệu múa dân tộc, cồng chiêng,….

ĐỊA CHỈ THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐÀ NẴNG UY TÍN

Trên đây là những chia sẻ của Mộc VOI ĐI ỦNG về những nét kiến trúc đẹp, mang đậm bản sắc Việt Nam. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lối kiến trúc nhà ở của dân tộc ta.

Với tiêu chí lắng nghe, thấu hiểu mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng được thị hiếu cũng như xu hướng thị trường hiện nay. Mộc VOI ĐI ỦNG không ngừng hoàn thiện, cho ra mắt nhiều ý tưởng về thiết kế nội thất. Bên cạnh đó, chúng tớ còn không ngừng phát triển và hoàn thiện mảng thi công nội thất Đà Nẵng để đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng.

CÔNG TY TNHH NỘI THẤT VOIDI đặt trụ sở tại Đà Nẵng hướng tới thông điệp Không Gian Tích Cực – Không Gian Tỉnh Thức, cùng tâm thế luôn sẵn sàng lắng nghe, đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng mong muốn, đem đến những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Cảm ơn bạn luôn tin tưởng, đồng hành cùng Mộc VOI ĐI ỦNG. 

○      Liên hệ đặt hàng: 0702.127.137

○      Liên hệ phản ánh chất lượng sản phẩm: 0702.127.137

○      Zalo: 0702.127.137 

Showroom: 100 Nguyễn Bính, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà nẵng

Hotline: 0702.127.137 | Email: sale@voidiung.com | Website: https://voidiung.com

Post a Comment